Boeing có rủi ro
Các nhà đầu tư của Boeing có thể sẽ hiểu rất rõ những khó khăn mà công ty này đang mắc phải. Boeing đang phải giải quyết các vấn đề do họ tự gây ra, chẳng hạn như lỗi thất bại nghiêm trọng ở dòng 737 MAX khiến mẫu máy bay này bị cấm bay trên toàn thế giới vào năm ngoái. Vấn đề đó lại dấy lên vào đầu tháng qua, và điều này đe dọa đến thương hiệu Boeing vì các hãng hàng không không muốn “đắp chiếu” máy bay trên mặt đất mà không kiếm được tiền.
Năm ngoái, có lẽ ai cũng thấy Boeing đã phải hứng chịu những hậu quả tài chính nghiêm trọng như thế nào khi phát sinh những vấn đề ngoài tầm kiểm soát của họ. Đại dịch đã khiến ngành hàng không trở nên vô cùng bất ổn và đe dọa đến tình hình tài chính của các hãng hàng không lớn khi họ phải đối mặt với thực tế là mọi hoạt động hàng không bị ngừng lưu thông gần như hoàn toàn và vô thời hạn. Do đó, Boeing chỉ cung ứng được 157 chiếc máy bay trong năm 2020. Con số này thấp hơn so với mức cung ứng 380 chiếc vào năm 2019, trong khi như vậy cũng đã thấp hơn rất nhiều so với con số 806 chiếc được giao trong năm 2018, tất cả chỉ vì mẫu 737 MAX bị cấm bay.
Mảng kinh doanh của Boeing mang tính chu kỳ và phụ thuộc vào điều kiện tài chính của khách hàng ở hạ nguồn. Ở mức công suất tối đa, số tiền thu được từ việc bán máy bay thương mại sẽ đóng góp phần lớn doanh thu cho hãng này, vì vậy Boeing cần có nhiều đơn đặt hàng đang trong quá trình hoàn thành. Với số lượng khách hàng tương đối ít và doanh số bán hàng cực thấp, rõ ràng doanh thu của Boeing rất dễ bị tác động mạnh.
Yếu điểm từ những rủi ro này lại càng được khuếch đại bởi cấu trúc vốn chồng chất nợ của Boeing. Nợ có thể là một công cụ tài chính tuyệt vời dùng để giảm thiểu chi phí vốn, nhưng qua tình hình năm vừa rồi đã một lần nữa cho thấy những công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ càng hứng chịu thêm rủi ro khi xảy ra khủng hoảng. Boeing đã trả 680 triệu USD tiền lãi và trả nợ gốc 9,8 tỷ USD trong quý đầu tiên. Ngay cả khi đang kinh doanh bùng nổ trong năm 2017 và 2018, dòng tiền tự do hàng quý của hãng này chỉ đạt mức tối đa khoảng 4 tỷ USD.
Cổ phiếu Boeing đã giảm hơn 50% khi thị trường sụp đổ vào quý 1 năm 2020 và vẫn đang có giá thấp hơn 30% so với mức đỉnh trước đại dịch. Nỗi lo phá sản đã tác động đến thị trường, cộng thêm tình hình bất ổn và gánh nặng đòn bẩy tạo nên một tình thế rất đau đầu cho các nhà đầu tư. Về mặt tín dụng, Boeing đã có thể xoay sở để trụ vững mà không cần đến gói cứu trợ lớn của chính phủ (mặc dù phe hoài nghi tin rằng Fed đã vô tình cứu Boeing bằng cách kích thích mua trái phiếu tư nhân).
Tuy nhiên, thực tế vẫn là thực tế: Boeing không phải là kiểu doanh nghiệp có thể dễ dàng chịu đựng những cuộc khủng hoảng liên tiếp. Như ở tình thế hiện tại, công ty này có dòng tiền ra (cash outflow) lên đến 20 tỷ USD vào năm ngoái và họ còn đốt thêm 3,7 tỷ USD trong quý đầu tiên do nhiều đơn đặt hàng bị hủy vào tháng 3, làm ảnh hưởng đến triển vọng tài chính. Ngay cả khi tiềm năng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ được nhìn nhận theo hướng lạc quan chưa từng có, thì Boeing vẫn chưa hẳn sẽ được đánh giá cao.
Chỉ số Dow Jones: độc nhất vô nhị
Chỉ số Dow Jones có xu hướng biểu hiện hơi “lạ thường” khi các chỉ số chứng khoán khác chuyển động. Đầu tiên, chỉ số này chỉ chứa 30 cổ phiếu, tức là Dow Jones phụ thuộc vào nhóm các cổ phiếu riêng lẻ nhiều hơn so với S&P 500 hoặc Nasdaq Composite. Chỉ số Dow cũng có phương thức xác định tỷ trọng khác lạ. Phương pháp định tỷ trọng bằng vốn hóa thị trường là phương pháp tổng hợp thành phần phổ biến nhất. Một số chỉ số thậm chí còn phân bổ tỷ trọng đồng đều nhau để các cổ phiếu nhỏ hơn có sức ảnh hưởng đến mức tăng/giảm của chỉ số tương đương như các cổ phiếu lớn hơn.
Khi chỉ số Dow Jones tăng thì những chỉ số khác giảm và tỷ trọng thành phần của chỉ số này được tính dựa trên mức giá của mỗi cổ phiếu thành viên. Điều đó có nghĩa là những sự kiện như chia tách cổ phiếu có thể thay đổi đáng kể thành phần mà không làm thay đổi giá trị của các công ty thuộc chỉ số này. Điều đó cũng có nghĩa là các công ty nhỏ hơn có thể tạo sức ảnh hưởng lớn hơn đến mức tăng/giảm của chỉ số Dow Jones, đơn giản chỉ vì giá những cổ phiếu đó rất cao.
Như hiện tại, Boeing hiện đóng góp 4,7% cho chỉ số Dow Jones. Ngành Công nghiệp hiện là phân ngành lớn thứ hai trong chỉ số này, với tỷ lệ phân bổ là 17,8%. Ngành Công nghệ chiếm phần lớn hơn, cao hơn con số đó đến 3%. Khi đầu tư vào một quỹ chỉ số chuyên mô phỏng chỉ số Dow, chẳng hạn như SPDR Dow Jones Industrial Average ETF Trust (NYSEMKT:DIA), nhà đầu tư có thể tiếp cận đa dạng với các loại cổ phiếu, nhưng chưa được đa dạng như các chỉ số phổ biến khác.
Boeing so với Dow Jones
Như lẽ thường, đầu tư theo chỉ số sẽ giúp giảm rủi ro và cũng làm giảm khả năng tăng giá. Nếu Boeing có thể kiếm lợi nhuận bền vững trở lại và nhận được lượng đơn đặt hàng ổn định trong thời gian dài thì gần như chắc chắn hãng này sẽ vượt qua chỉ số Dow Jones trong dài hạn.
Nói cách khác, dường như giữa hai lựa chọn này có sự mất cân bằng giữa lãi và rủi ro thua lỗ. Boeing đang ở trong tình thế khó khăn và chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn hơn trong tương lai khi chu kỳ kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng kỳ lạ là cổ phiếu của công ty này lại không có giá ở mức thấp hơn đáng kể so với các cổ phiếu thành phần khác của Dow Jones. Cổ phiếu Boeing có mức P/E dự tính là 44,3 lần, dựa trên số liệu dự báo lợi nhuận tích cực nhất cho năm 2022. Chỉ số Dow Jones có tỷ lệ P/E là 33,6. Các cổ đông của Boeing cũng sẽ phải chứng kiến nhiều biến động hơn và cổ phiếu này không mang lại lợi suất 1% như các cổ đông của SPDR Dow Jones ETF nhận được. Tóm lại, nhà đầu tư nên sở hữu toàn bộ 30 cổ phiếu Dow Jones và giá giao dịch của rổ cổ phiếu này cũng rẻ hơn so với lợi nhuận.
Chính những động lực thúc đẩy Boeing tăng tiến cũng sẽ là yếu tố xúc tác cho các cổ phiếu Dow Jones. Ở hầu hết các nhà đầu tư, khi mua cổ phần trong các quỹ ETF chuyên mô phỏng theo chỉ số thị trường chung sẽ rẻ hơn và ít rủi ro hơn.
Leave a Reply